Những kiến thức về giấy in có thể bạn chưa biết

02:43 |
Giấy đã trở thành vật dụng quen thuộc và cần thiết trong cuộc sống của con người, cho dù thời đại các thiết bị điện tử đang phát triển như hiện nay nhưng vai trò của giây in vẫn là chưa thể thay thế được. Đặc biệt là trong kinh doanh thương mại, từ bao bì nhãn mác, tờ rơi, namecard…tất cả đều cần dùng đến giấy in. Một tờ giấy in mỏng manh tưởng chừng rất đơn giản nhưng chứa đựng rất nhiều kiến thức mà không phải ai cũng biết được. Trong đó, một số kiến thức rất cơ bản sau là những kiến thức mà ai cũng cần nên tìm hiểu.

1- Lịch sử ra đời của giấy in


Trước khi giấy in, giấy viết xuất hiện, người ta đã ghi chép lịch sử, sự kiện và hình vẽ trên các tấm bia đá, đất sét hay dùng da (trâu, bò..) để ghi chép lại các văn bản, sự kiện và hình vẽ.
Còn giấy chính là một chất liệu ghi chép được người Trung Quốc phát minh năm 105, dù ban đầu nó khá thô sơ. Đến năm 1879 thì giấy hiện đại mới ra đời nhờ công nghệ sản xuất giấy liên tục được cải tiến. Từ đây, giấy được ứng dụng nhiều hơn vào hoạt động in ấn văn phòng.

2- Phân loại giấy in:


- Giấy in văn phòng thông thường: Loại giấy in trắng, mỏng với nhiều định lượng khác nhau. Khổ giấy phổ biến là A, B, C. Dòng giấy này có giá khá rẻ và được dùng phổ biến nhất.
- Giấy văn phòng hạng sang: Loại giấy xốp hơn, bền hơn và có nền đẹp.
- Giấy bìa màu: Loại giấy màu chuyên dùng in bìa tài liệu hay thực hành thủ công. Định lượng giấy bìa thường cao hơn giấy in thông thường.
- Giấy in Offset: Loại giấy in ảnh được dùng khá phổ biến, nó có độ bóng cao thường được dùng in tạp chí, in lịch hay brochure…
- Giấy in ảnh: bề mặt bóng, in chuẩn màu, sống động nhu bản gốc. Tuy nhiên, giá khá cao so với loại giấy in ảnh bình thường khác.
- Giấy ảnh: chỉ dùng để tráng trong các mini-Lab
- Giấy cuộn: Dùng trong các trường hợp in khổ lớn, kích thước lên đến 20-30m.
Hãy chọn dùng các loại giấy in chính hãng từ các công ty giấy chất lượng để đảm bảo độ bền cho máy in. Hơn nữa, các dòng máy in chính hãng Canon, HP, Brother, Ricoh…cũng được khuyên dùng. Bạn có thể tham khảo gia may in canon 2900, canon 3300…trên Vmax.vn nhé!!


Tại sao giấy để lâu sẽ ngả màu vàng?

02:57 |
Bạn đã từng nhìn thấy những quyển sách vở cũ từ thời bố mẹ hay ông bà để lại có màu vàng cũ kỹ, bạn nghĩ là do công nghệ giấy in thời đó chưa phát triển như bây giờ? Đúng nhưng chỉ 1 phần thôi. Bởi vì giấy cũng như con người, cũng bị “lão hóa” nên sẽ già đi do tác động môi trường và thời gian nữa đấy. Vậy bạn có muốn biết tại sao lại như vậy không? Và nguyên nhân nào sẽ gây ra tình trạng này nhiều nhất để tìm ra biện pháp ngăn chặn, giúp bảo quản giấy in được lâu hơn?

Tìm hiểu nguyên nhân giấy bị ố vàng


Như bạn đã biết, nguyên liệu làm giấy là từ gỗ tự nhiên. Trải qua quá trình nghiền, pha hợp chất, xeo giấy và sản xuất thành phẩm, gỗ biến thành giấy mà chúng ta đang sử dụng như hiện nay. Sự liên kết của bột giấy trong quá trình sản xuất là nhờ xenlulôzơ. Nhờ đó mà giấy có độ dẻo dai để thực hiện quá trình in ấn.
Hiện tượng giấy in sách, báo bị ố vàng sau một thời gian sử dụng là do xenlulôzơ trong giấy chịu tác động của oxy trong không khí. Cứ như thế màu trắng của xenlulôzơ sẽ dần chuyển sang màu vàng trong một khoảng thời gian sử dụng.
Ngoài ra, ánh sáng cũng chính là nguyên nhân thúc đẩy tiến trình “già đi” của các loại giấy. Khi xenlulôzơ có trong giấy tiếp xúc với ánh sáng sẽ xảy ra quá trình quang hợp, do đó ngày qua ngày, giấy in, giấy photo giá sỉ hay giấy báo sẽ chuyển sang màu vàng.

Những biện pháp được đưa ra để ngăn tình trạng vàng ố trên giấy


Để ngăn ánh sáng tác động trực tiếp và các loại tài liệu giấy, người ta trang bị các loại kính đa màu cho tủ sách trong các thư viện để các màu đỏ, vàng, vàng cam…trong ánh sáng sẽ bị hấp thụ bớt. Cách này có thể giảm tác hại của ánh sáng đối với màu sắc của giấy in sách, báo. Nhờ đó, việc bảo quản sách, tài liệu sẽ trở nên tốt hơn.
Ngoài ra, để tránh sự tác động của các điều kiện môi trường thì một số loại giấy in ảnh, giấy label được phủ thêm lớp màng bóng. Cách làm này giúp bảo vệ cấu trúc giấy bền bỉ theo thời gian, giúp giữ chất lượng in ấn hình ảnh và nội dung tốt hơn. Bên cạnh đó, tại các văn phòng đa số giấy tờ, tài liệu đều được bảo quản trong các mẫu bìa, file tài liệu nhằm tránh hư hỏng, vàng ố.


Hơn nữa, các dòng máy in chính hãng Canon, HP, Brother, Ricoh…cũng được khuyên dùng. Bạn có thể tham khảo gia may in canon 2900, canon 3300…trên Vmax.vn nhé!!

Lựa chọn màu sắc chuẩn trong thiết kế in ấn

02:41 |
Dân thiết kế thường xuyên gặp tình trạng khi thiết kế một màu khi in ra lại ra màu không giống như vậy. Điểu đó đơn giản là vì màu sắc một ấn phẩm không chỉ phụ thuộc vào máy in, mà còn tùy thuộc vào loại giấy in, mực in để có thể tạo ra màu sắc chính xác đúng chuẩn hay không. Do có rất nhiều yếu tố tác động như thế, người thiết kế cần phải có kiến thức về lĩnh vực in ấn để chọn màu sắc trong lúc thiết kế sao cho khi in ra sẽ thật chuẩn.

1. Độ chính xác của màu sắc


Thật ra, nhận thức về màu sắc bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: mỗi người nhìn thấy màu sắc có thể khác nhau, do cấu trúc của mắt (đúng với dải màu xanh), màu sắc tác động mỗi bên khi được đặt bên cạnh màu khác, màu sắc ảnh hưởng do sự phản chiếu hoặc là một ảo ảnh thị giác…


2. Máy tính và công nghệ in ấn:


Màn hình: Cấu hình của màn hình máy tính khác nhau tùy model, màn hình LED hiển thị màu sắc khác màn hình phẳng LCD. Hơn nữa, việc bản thân hiệu chỉnh độ sáng / tương phản cũng làm cho màu sắc lệch đi theo nhận thức màu sắc của cán nhân.
Công nghệ in ấn: Hiện nay, việc in thiết kế có trong 2 công nghệ in phổ biến: In phun và in laser. Tuy nhiên dải màu được tạm gọi là chính xác chỉ có ở dòng máy in chuyên nghiệp. Hệ màu sắc của dòng máy in thường khá phức tạp (màu sắc được tạo thành từ màu lục lam, đỏ tươi, vàng và đen (CMYK) tất cả được pha trộn với nhau).

3. Công cụ thông thường để kiểm tra màu:


Quyển màu Pantone và màu chuẩn CMYK sẽ giúp bạn xác định màu đúng nhờ các thông số màu. Quyển màu Pantone còn cho biết in màu (matt or unmatt) trên giấy sần hoặc giấy bóng như thế nào? Khi in offset với máy in tốt + mực chuẩn thì màu sắc bạn có được sẽ đúng.


4. Màu sắc trang web so với màu in:


Màu sắc hình ảnh của web khác khi thể hiện trên giấy in vì các trang web sử dụng hệ thống màu RGB (Red Green Blue). Có hàng triệu màu sắc và chỉ 216 màu web-an toàn, vì vậy cần có sự điều chỉnh màu và sự thống nhất màu sắc giữa yêu cầu và bản mềm trước khi in.

5. Công nghệ in ấn chuyên nghiệp:


Mỗi một dòng máy in khác nhau, khi kết hợp với một loại mực in khác nhau đều sẽ cho ra những màu sắc bản in khác nhau ít nhiều. Không có điểu gì là tuyệt đối. Vậy nên, lựa chọn chất liệu in thật cẩn trọng, in test trước để kiểm tra sự chính xác của màu sắc trước khi cho in đồng loạt là rất cần thiết.
Chúc các bạn chọn được màu sắc chuẩn trong thiết kế in ấn.
Nếu bạn có nhu cầu mua máy in mới, bạn có thể tham khảo các dòng máy in canon 2900, máy in HP, samsung…cùng các loại giấy in, giấy văn phòng…trên website: max.vn . Vmax cam kết giao hàng đúng chất lượng, nhanh chóng và giá cả cạnh tranh nhất thị trường.


Kinh nghiệm chọn giấy in

03:14 |

Các thương hiệu giấy tại Việt Nam


Thị trường giấy Việt Nam hiện nay đang rất sôi động bởi giấy nội và giấy ngoại nhập, giấy chính hãng từ các công ty giấy uy tín và giấy cuộn, giất cắt không rõ xuất xứ, có loại thì chất lượng, có loại thì kém chất lượng dẫn đến người dùng bị bối rối, phân vân khi lựa chọn sử dụng.
Về thương hiệu ngoại, giấy Double A nhập khẩu từ Thái Lan hiện đang được đánh giá là chất lượng tốt nhất, tiếp đó là các thương hiệu giấy không kém cạnh như IK Plus nhập từ Indo, giấy Excel, Paper One, Supre Me… rất được dân văn phòng ưa chuộng.
Về thương hiệu nội, tuy chất lượng có hơi thua kém một chút nhưng bù lại giá thành cũng khá rẻ. Giấy trong nước thì có các sản phẩm của Tổng công ty giấy Việt Nam như giấy Bãi Bằng hồng hoặc giấy Clever Up (Xuất khẩu), giấy PaperMax của công ty Vmax…đều được đánh giá khá tốt.
Ngoài những loại giấy in đóng thùng, còn có loại giấy cắt từ cuộn. Loại giấy này có thể do những công ty, nhà xưởng nhỏ nhập giấy cuộn (tính theo tấn) về tự cắt ra và thường đóng thành cục (không có thùng). Giấy cuộn có thể do Việt Nam sản xuất hoặc nhập khẩu từ INDO, Thái Lan, Trung Quốc. Về chất lượng thì không thể bằng giấy đóng thùng. Tuy nhiên đây cũng là một lựa chọn tiết kiệm đối với những khách hàng có nhu cầu đơn giản như photo, in giấy tờ nội bộ...

Về các đặc tính của giấy:


Giấy in có khá nhiều các thông số kỹ thuật như: định lượng, độ sáng, độ nhám bề mặt, độ dày.... Nhưng đối với khách hàng thì có lẽ khách hàng chỉ quan tâm đến yếu tố định lượng. Định lượng thông thường của các loại giấy thùng hay giấy cắt là 70 hoặc 80gsm, nghĩa là mỗi mét vuông giấy đó sẽ nặng 70 hoặc 80 gam.
Đơn vị đóng gói giấy được gọi là ream (tại Việt Nam thường hay đọc sai là ram). Một ream giấy in thường có 500 tờ. Những loại giấy cắt tại Việt Nam nhà sản xuất có thể chỉ đóng gói từ 400 - 480 tờ/ream. Do đó, nên cân nhắc khi mua các loại giấy này vì mặc dù giá rẻ hơn nhưng lại ít hơn so với giấy in chính hãng.
Kích thước giấy đóng thùng: A4, A3, A5. Riêng size A5 chỉ một số loại giấy nguyên thùng nhập khẩu có sẵn như Double A, IK Plus, Excel...Các loại giấy in khác có thể không có và phải thuê xưởng cắt.

Tư vấn của Blogmucin:


Đối với in ấn văn phòng, khi in những giấy tờ quan trọng như hợp đồng, các giấy tờ làm việc với đối tác, lời khuyên của chúng tôi là khách hàng nên sử dụng giấy in thùng nhập khẩu, để nhìn chuyên nghiệp và trang trọng hơn.
Nếu để in ấn nội bộ hoặc in các tài liệu tham khảo bạn có thể chọn các loại giấy vừa phải, không quá mắc để tiết kiệm chi phí, để photocopy nên chọn giấy Bãi Bằng vì nó rẻ mà lại không gây hại cho máy in. Tuy nhiên tuyệt đối không vì ham rẻ mà chọn mua các loại giấy kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, giấy có thể đóng thiếu số lượng lại vừa có thể gây hư hỏng, giảm tuổi thọ máy in.

Ngoài ra, cũng nên căn cứ vào lời khuyên của nhà sản xuất để chọn loại giấy thích hợp cho từng loại máy in, may in canon 2900

Giấy in nào là sự lựa chọn của bạn hiện nay?

21:17 |
Thị trường giấy in ở Việt Nam ngày nay đang có sự góp mặt của rất nhiều thương hiệu lớn, nhiều công ty giấy bắt đầu cho ra mắt các sản phẩm cạnh tranh. Song song đó cũng có rất nhiều loại giấy in không rõ nguồn gốc xuất xứ, mỏng và kém chất lượng. Người tiêu dùng nên cẩn trọng trước khi chọn mua các loại giấy in như thế để tránh vì chút rẻ lúc đầu mà gây nhiều thiệt hại về sau.

Các loại giấy in chính hãng, chất lượng trên thị trường hiện nay:


Giấy excel: loại giấy in này nhập khẩu từ Indonesia, giấy trắng đẹp, láng mịn, độ dày vừa phải, có thể in 2 mặt và không gây hiện tượng máy in bị kẹt giấy. Giấy phù hợp nhiều dòng máy in, bản in ra đẹp, rõ, không lem mực.

Giấy Acura: định lượng 70A4 là loại giấy trắng đẹp, độ sắc nét cao, in 2 mặt không bị kẹt giấy, cho phép in, photocopy ra những văn bản, hình ảnh đẹp. Giấy in này cũng nhập khẩu từ Indo, giấy cũng thích hợp nhiều dòng máy in, tuy nhiên không phổ biến tại thị trường Tp.HCM hiện nay cho lắm.
Giấy Double A: định lượng 70A4, là loại giấy in văn phòng trắng đẹp nhất trên thị trường, độ sắc nét cao, in 2 mặt không bị kẹt giấy, cho phép in, photocopy ra những văn bản, hình ảnh đẹp. Khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng và giá cả khi sử dụng In đảo 2 mặt không bị kẹt giấy. Thích hợp mọi dòng máy in và máy photocopy. Giấy được đóng gói và nhập khẩu từ Thái Lan nên luôn đảm bảo chất lượng độ ổn định. Giá cao hơn so với các loại giấy khác.

Giấy IK plus: định lượng 70A4, đóng gói và nhập khẩu từ Indonesia. Là loại giấy in trắng đẹp, độ sắc nét cao, in 2 mặt không bị kẹt giấy, cho phép in, photocopy ra những văn bản, hình ảnh đẹp. Được đánh giá chất lượng và giá cả tương đương giấy Double A. Khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng và giá cả khi sử dụng. Thích hợp với tất cả các loại Máy.

Giấy Ideal: định lượng 70A4, là loại giấy trắng đẹp, độ sắc nét cao, in 2 mặt không bị kẹt giấy, cho phép in, photocopy ra những văn bản, hình ảnh đẹp. Khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng và giá cả khi sử dụng. Thích hợp với tất cả các loại Máy in phun, Máy in Laser, Máy Fax laser, Máy Photocopy. In đảo 2 mặt không bị kẹt giấy. Giấy được đóng gói và nhập khẩu từ Thái Lan nên luôn đảm bảo chất lượng độ ổn định.


Trên đây là các loại giấy in chính hãng được đánh giá là có chất lượng tốt từ người dùng. Hy vọng sau khi tham khảo các bạn sẽ có được những sự lựa chọn phù hợp. Ngoài ra, nếu muốn mua máy in tiết kiệm, không kém giấy và bên bỉ dùng cho gia đình và văn phòng nhỏ, bạn có thể tham khảo giá máy in canon 2900 nhé!!

Phiên bản mini A5 của giấy excel giá rẻ

01:41 |
Bạn đang có nhu cầu in khổ giấy A5 nhưng bạn không biết phải mua giấy A5 ở đâu. Hiện nay thị trường giấy đa dạng nhưng hầu như chỉ tập trung vào phân khúc giấy A4, các công ty giấy dường như chẳng mặn mà gì với khổ giấy A5 mà bạn đang tìm nên bạn lo lắng về việc mua giấy A5 từ các cơ sở sản xuất kém chất lượng sẽ gây hại cho máy in. Vậy thì hãy yên tâm, có một thương hiệu uy tín đang cung cấp loại giấy này đấy.

Giấy A5 khan hiếm trên thị trường


Không biết vì lẽ gì hay do định hướng nhu cầu của thị trường văn phòng phẩm không cao mà dẫn đến tất cả các ông lớn trong làng giấy in văn phòng đều không quan tâm và sản xuất loại giấy in khổ A5. Vì vậy, nếu bạn cần khổ giấy A5 để có thể in tài liệu thì không còn cách nào khác là tự cắt mà thôi
Và thật đúng là như vậy, bạn có thể tự đi tìm hiểu ở các công ty văn phòng phẩm tại tphcm để xem, không hề có các loại giấy A5 từ các thương hiệu lớn như: Double A, Ik plus, Idea, Paper one hoặc giấy in A+… Chỉ duy nhất một thương hiệu giấy có khổ A5 đó chính là Excel a5 70gms.

Giấy A5 Excel 70 gsm chất lượng như thế nào?


Về cơ bản thì giấy in excel A5 không khác gì giấy Excel A4 70gms chúng đều khoác trên mình thương hiệu giấy Excel với 2 định lượng chủ yếu là 70gms và 80gms. Điểm khác biệt duy nhất giữa chúng là kích thước, với giấy in excel A5 thì chỉ có kích thước bằng một nửa của giấy in excel A4.
Độ trắng vẫn hoàn hảo ở mức giá tầm trung như giấy in A4 70gms.
Độ mịn vẫn là cùng một chất lượng với giấy in excel giá rẻ.
Mức giá được cho là khá rẻ so với chất lượng tốt của giấy in Excel.
Giấy A5 của Excel chắc chắn có chất lượng tốt hơn các loại giấy cắt cuộn từ các có sở không có thương hiệu, giấy a5 excel đảm bảo được cắt đep hơn, chính xác hơn và không gây kẹt giấy.
Ngoài ra, muốn in được khổ giấy A5 bạn phải kiểm tra xem máy in của mình có hỗ trợ khổ này không nhé. Máy in canon 2900 là dòng máy có hỗ trợ in giấy khổ A5, dòng máy này được đánh giá cao về chất lượng với gia may in canon 2900 khá hợp lý.


So sánh các loại giấy trong in ấn thường gặp

00:32 |
Tên các dòng giấy in trên nghe có vẻ lạ lẫm và khó nhớ, tuy nhiên nếu bạn là người có nhu cầu in ấn-đặc biệt là in offset thường xuyên bạn sẽ buộc phải biết và sẽ nhớ cách phân biệt các loại giấy này. Bởi vì giấy in quyết định rất lớn đến chất lượng các ấn phẩm và chi phí sau khi in.

Sau đây là đặc điểm phân biệt các loại giấy in cơ bản:


-Giấy Ford là loại giấy phổ biến nhất, nói theo kiểu bình dân là giấy trắng A4 dùng trong văn phòng và các tiệm photocopy. Với định lượng thường là 70-80-90g/m2 … Giấy ford có bề mặt nhám, bám mực tốt  cũng được dùng làm bao thư lớn, nhỏ, giấy Note, letter head, giấy in hóa đơn, tập học sinh …
-Giấy Couche là loại giấy rất phổ biến trong in ấn catalog, tờ rơi, tờ gấp, brochure … Giấy có bề mặt bóng, mịn, láng, in rất bắt mắt và sáng, màu sắc in ra khá chuẩn.  Định lượng vào khoảng 90-300g/m2. Thường gọi C100 hoặc C150 có ý nghĩa là giấy Couche định lượng 100g/m2. (Còn C matt cũng tương tự nhưng nghe nó chất lượng dỡ hơn chút.)


-Giấy Bristol là loại giấy in cao cấp hơn Couche, giấy dày và xốp hơn, có bề mặt hơi bóng, mịn, bám mực tốt vừa phải, vì thế in offset đẹp, thường dùng in hộp đựng sản phẩm như mỹ phẩm, dược phẩm, bìa sơ mi, brochure, card, tờ rơi, poster , thiệp cưới, thiệp mời …Do giấy dày hơn và định lượng thường thấy ở mức  cao hơn từ 230 – 350g/m2. ( Giấy Ivory cũng tương tự như Bristol, nhưng mặt còn lại sần sùi, thường nằm ở mặt trong sản phẩm, cũng dùng làm vỏ hộp nhưng dành cho phân khúc thấp hơn.)

-Giấy Duplex có bề mặt trắng và lán gần gần với Bristol, mặt kia thường sẫm như giấy bồi. Thường dùng in các hộp sản phẩm kích thước hơi lớn, cần có độ cứng, chắc chắn vì định lượng thường trên 300g/m2.

-Giấy Crystal có một mặt rất lán bóng gần như có phủ lớp keo bóng vậy, mặt kia nhám, thường xài trung gian giữa giấy Bristol và giấy Couche tùy theo mục đích yêu cầu sản phẩm…


Lời khuyên lựa chọn giấy in:

-          Dùng in tài liệu, văn bản thường: dùng giấy Ford
-          Nếu in offset thường, in tời rơi, brochure, các ấn phẩm được phát với số lượng lớn và không đòi hỏi độ dày, độ cứng thì dùng giấy Couche.
-          Nếu muốn in hộp giấy cho sản phẩm đẹp, sang trọng hãy dùng giấy Bristol.
-          Cũng là in hộp giấy, nhưng in hộp kích thước lớn, chắc chắn hãy chọn dùng giấy in Duplex.

-          Ngoài ra in hộp sản phẩm hoặc chỉ cần in 1 mặt thì dùng giấy Crystal vì nó có 1 mặt nhẵn, mặt còn lại nhám, sần, không in được nhưng giấy này có giá thành tiết kiệm hơn.

Tìm hiểu về các loại giấy in và lưu ý khi lựa chọn

23:45 |
Khi mà thương mại phát triển như ngày nay, dù trong bất kì lĩnh vực gì cũng có sự xuất hiện của công nghệ in ấn, đặc biệt là in bao bì, tem nhãn cho các sản phẩm. Vậy các loại giấy in nào sẽ thường được sử dụng in bao bì, tem nhãn và chúng ta cần lưu ý những gì khi lựa chọn sử dụng các loại giấy đó. Bài viết sau sẽ cung cấp một số thong tin hữu ích về vấn đề này.

Các loại giấy in dùng trong công nghiệp in ấn:


Trước tiên, để phân biệt các loại giấy in chúng ta cần hiểu đinh lượng giấy là gì. Định lượng giấy GSM là đơn vị đo trọng lượng của 1 loại giấy trên mỗi mét vuông diện tích.
VD: Double A 70gsm là loại giấy Double A trọng lượng 70 gam/m2.

Cùng tìm hiểu các loại giấy in phổ biến nhất các bạn nhé:
-Giấy Ford: là loại giấy trắng A4 phổ biến hay sử dụng trong in ấn văn phòng hay photocopy. Giấy trắng 2 mặt, mỏng, nhẹ, bề mặt hơi nhám, bám mực tốt. thường dùng in sách, vở, sổ…
-Giấy Bristol: Loại giấy in có bề mặt bong, mịn, bám mực tốt vừa phải. Thường dùng in tờ rơi, brochre, thiệp…Định lượng nặng230-350 gsm.
-Giấy Irovy: giống giấy Bristol, nhưng chỉ có 1 mặt láng, định lượng nhẹ hơn từ 90-300gsm. Thường in bao bì, vỏ hộp sản phẩm.
-Giấy Couche: bề mặt bong mịn, láng hơn của Bristol, phản xạ ánh sáng rất tốt nên màu sắc in ra tươi tắn. Thường dùng in Poster, brochure…
- Giấy Duplex : Tương tự Irovy, có bề mặt trắng và láng gần giống với Bristol, mặt kia thường sẫm như giấy bồi. Thường dùng in các hộp sản phẩm kích thước khá lớn, cần có độ cứng, chắc chắn vì định lượng thường trên 300g/m2.
Ngoài ra còn có các loại giấy Mỹ thuật, giấy Decal, giấy carton, giấy Draft … với những tính năng khác tuy nhiên không ứng dụng nhiều trong in ấn bao bì bằng các loại giấy trên.

Những lưu ý trước khi in:


Công việc kiểm tra bản thiết kế trước khi in vô cùng quan trọng, cần kiểm tra kỹ lưỡng từ màu sắc, bố cục, hình ảnh, lỗi chính tả…Dù là 1 lỗi rất nhỏ nhưng đôi khi phải bỏ đi in lại rất tốn kém và lãng phí.
Khi in vỏ hộp cần lưu ý chọn giấy in phải đạt yêu cầu chất lượng, phải được thông qua sự kiểm duyệt của bộ y tế về an toàn cho sức khỏe. Cần lưu ý yếu tố thẩm mỹ, màu sắc thiết kế, độ trơn láng, phản xạ màu sao cho đúng và nổi bật đúng với màu bộ nhận diện thương hiệu của công ty.
Loại giấy in chất lượng để in poster là giấy Couché để đảm bảo poster có màu sắc đẹp và độ dày hợp lý, phù hợp cho việc dán poster tại nơi công cộng. Sau khi in, poster thường được cán một lớp màng nilon bóng lên trên bề mặt in để tăng tone màu và bảo vệ bề mặt poster.

Như vậy, chọn được 1 loại giấy phù hợp để cho ra một sả phẩm in hoàn hảo cũng khá là phức tạp. Nhưng nếu bạn đã có kiến thức cơ bản về giấy in thì sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Chúc các bạn chọn được loại giấy in phù hợp.